8 Phần mềm họp trực tuyến tốt nhất năm 2020
Trong thời điểm dịch Covid-19 vẫn đang là mối lo ngại toàn cầu và nhiều quốc gia đang phải triển khai “giãn cách xã hội”, việc sử dụng các phần mềm họp trực tuyến cho mục đích học tập và làm việc là một nhu cầu thiết yếu.
Chính vì thế, ISB Insight sẽ tổng hợp giúp bạn 8 Phần mềm họp trực tuyến tốt nhất năm 2020 để doanh nghiệp của bạn có thể đưa ra lựa chọn tối ưu nhất.
Nội dung
1. Zoom
Zoom là một trong những phần mềm họp trực tuyến phổ biến nhất mà được nhiều doanh nghiệp sử dụng trong thời điểm đại dịch Covid-19 diễn ra. Zoom cung cấp cho người dùng các tài khoản miễn phí và tài khoản nâng cấp (có tính phí) với các tính năng vô cùng hữu ích.
Bạn sẽ được trải nghiệm nhiều tính năng tiện lợi như hỗ trợ hình ảnh, video, âm thanh, chia sẻ màn hình chất lượng cao, hỗ trợ remote từ xa (điều khiển thiết bị của người khác), cài đặt mật khẩu cho cuộc họp, v.v. tương ứng với loại tài khoản mà bạn đã đăng ký.
Ưu điểm:
- Giao diện đơn giản và dễ dàng sử dụng
- Có nhiều tính năng dành cho người tham gia tương tác trong buổi họp (nói chuyện với một hoặc nhiều người, giơ tay, v.v.)
- Có thể lưu trực tiếp (record) trên nền tảng đám mây của Zoom và tải về xem lại (download) nội dung cuộc họp
Nhược điểm:
- Đối với tài khoản miễn phí, các cuộc họp bị giới hạn 40 phút
- Có một số vụ bê bối về bảo mật
Tìm hiểu thêm về phần mềm hội trực tuyến Zoom: tại đây
2. Google Hangouts và Google Meet
Google cung cấp hai phần mềm họp trực tuyến để hỗ trợ người dùng, đó là Google Hangouts và Google Meet.
Google Hangouts đi kèm với tài khoản Gmail và thường được dùng cho cuộc gọi video với một vài người một cách nhanh chóng, tiện lợi và miễn phí. Tuy nhiên, Google Hangouts chỉ cho phép tối đa 25 người tham gia cuộc họp. Trong khi đó, Google Meet là lựa chọn tối ưu hơn với các tính năng tương tự.
Ưu điểm của Google Meet:
- Hoàn toàn miễn phí
- Cho phép 250 người tham gia trong mỗi cuộc họp.
- Không giới hạn thời gian cuộc họp tới ngày 30 tháng 9
- Được đồng bộ với các sản phẩm khác của Google như Google Calendars, Gmail, v.v
Nhược điểm của Google Meet:
- Sau ngày 30 tháng 9, các cuộc họp sẽ bị giới hạn trong 60 phút
- Còn khá hạn chế về mặt tính năng hỗ trợ
3. Cisco Webex
Trước các vụ bê bối về bảo mật, Cisco Webex đã tự định vị mình là một lựa chọn an toàn và bảo mật. Webex giám sát chặt chẽ dịch vụ bảo mật chặt chẽ, giữ an toàn cho dữ liệu của bạn và đảm bảo mọi thứ hoạt động trơn tru.
Tương tự như Zoom, Webex là phần mềm họp trực tuyến cung cấp tài khoản miễn phí và nâng cấp (với các mức phí khác nhau) tùy theo nhu cầu của người sử dụng.
Ưu điểm:
- Không giới hạn thời gian cho buổi họp.
- Phù hợp với các cá nhân và doanh nghiệp có nhu cầu bảo mật thông tin cao.
Nhược điểm:
- Chưa có hỗ trợ cho những buổi họp hơn 200 người tham gia
4. Microsoft Team
Nếu bạn thường xuyên sử dụng bộ công cụ Microsoft Office 365, thì Microsoft Team sẽ là lựa chọn hoàn hảo bởi khả năng tích hợp với các công cụ trong hệ sinh thái của Microsoft. Ngoài ra, tương tự như Webex, Microsoft Team là phần mềm họp trực tuyến có tính bảo mật cực kỳ cao.
Ưu điểm:
- Có cung cấp tài khoản miễn phí
- Tính năng bảo mật cao
- Có đầy đủ công cụ cho một lớp học hoàn chỉnh (phòng học trực tuyến, tạo bài kiểm tra và chấm điểm, …)
Nhược điểm:
- Đối với tài khoản miễn phí, bạn sẽ gặp một số hạn chế như không thể lên lịch trước cho cuộc họp, không thể ghi âm, v.v
- Chỉ cho phép 50 người tham gia cuộc họp đối với phiên bản miễn phí
5. UberConference
UberConference là phần mềm họp trực tuyến có cách sử dụng đơn giản với mức giá ưu đãi. Thực tế thì ở phiên bản miễn phí, phần mềm này đã cung cấp hầu hết các chức năng mà bạn cần cho một hội nghị trực tuyến.
Ưu điểm:
- Dễ sử dụng
- Cung cấp phiên bản miễn phí với hầu hết các chức năng cần thiết
- Dễ dàng thực hiện ngay một cuộc gọi kể cả khi bạn đang ở ngoài với ứng dụng trên điện thoại.
Nhược điểm:
- Chưa có tính năng nổi bật so với các đối thủ như Zoom ở cùng mức phí.
6. GoToMeeting
GoToMeeting là một phần mềm tập trung vào việc cung cấp trải nghiệm hội nghị đơn giản và chất lượng cao.
Không giống như các đối thủ khác, GoToMeeting không có các tính năng phức tạp và nâng cao. Thay vào đó, nó tập trung vào việc cung cấp chất lượng âm thanh tuyệt vời và không giới hạn thời gian cuộc họp ở mọi gói cước.
Ưu điểm:
- Chất lượng âm thanh tối ưu
- Phù hợp với cá nhân và doanh nghiệp cần những phần mềm tối giản với các tính năng thực sự cần thiết.
- Có một số tính năng bổ sung như sao chép tự động, tích hợp với Salesforce.
Nhược điểm:
- Không có gói cước miễn phí nhưng bạn có thể dùng thử GoToMeeting miễn phí trong vòng 14 ngày đầu tiên.
7. BlueJeans
BlueJeans là một phần mềm họp trực tuyến nổi bật nhờ dịch vụ có chất lượng âm thanh vượt trội bằng cách sử dụng Dolby Voice. Bên cạnh đó, BlueJeans định vị camera của họ luôn đem lại chất lượng hình ảnh tốt nhất.
Ưu điểm:
- Nhìn chung, BlueJeans được xem là phần mềm họp trực tuyến cao cấp. Các công ty lớn như LinkedIn hay Facebook cũng thường sử dụng BlueJeans cho các cuộc họp công việc.
- Âm thanh và hình ảnh đạt chất lượng cao.
- Các tính năng phù hợp với môi trường làm việc chuyên nghiệp.
Nhược điểm:
- Không có phiên bản miễn phí
8. Nextiva
Nextiva là phần mềm họp trực tuyến với mục đích làm việc và tạo cuộc họp cho các doanh nghiệp, bằng cách cung cấp các gói dịch vụ khác nhau tùy theo quy mô của các doanh nghiệp đó.
Ưu điểm:
- Bao gồm một công cụ miễn phí – Cospace trong bộ công cụ của Nextiva
- Cho phép người dùng truy cập vào Amazon Chime và tổ chức hội nghị với hơn 16 người tham gia và 250 khán giả
- Có tính bảo mật cao với dịch vụ giám sát bảo mật 24/7
Nhược điểm:
- Mặc dù Nextiva có nhiều tính năng như của một phần mềm họp trực tuyến, nhưng thực tế, đây được xem là dịch vụ hỗ trợ cuộc gọi cho doanh nghiệp. Vì vậy nếu bạn quan tâm đến phần mềm hỗ trợ cuộc gọi video thì có thể tham khảo các phần mềm khác.
Lời kết.
Trên đây là 8 phần mềm họp trực tuyến tốt nhất năm 2020 bạn nên tham khảo để đảm bảo việc học và làm việc an toàn trong mùa dịch bệnh này. Hi vọng doanh nghiệp của bạn sẽ lựa chọn được phần mềm phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân.
Xem thêm: Engagement Marketing là gì? 5 Loại Engagement phổ biến mà bạn không thể bỏ qua
Nguồn: Tổng hợp từ Internet