kế hoạch tài chính-01

Sai lầm khi lên kế hoạch tài chính – sẵn sàng nuốt chửng các Start-up

Khởi nghiệp chưa bao giờ là công việc dễ dàng, có tới 90% start-up sẽ thất bại. Có vô vàn nguyên nhân dẫn đến thất bại, một trong số đó là sai lầm trong việc lập kế hoạch tài chính.

Những sai lầm khi lên kế hoạch tài chính của các Start-up

  • Rót tiền sai chỗ

Với bất kỳ một doanh nghiệp nào, nguồn vốn được xem là dòng máu để nuôi sự sống. Khi mới bắt đầu kinh doanh, nhiều doanh nghiệp rất hứng khởi với những kế hoạch tài chính dài hạn. Họ thường bắt đầu rót tiền vào nhà xưởng, thuê văn phòng dài hạn, máy móc, trang thiết bị.

Tuy nhiên nguồn vốn của start-up là giới hạn, sau khi đầu tư vào các khoảng “chết” này, start-up không còn đủ vốn để đầu tư vào sản xuất sản phẩm.

Trong khi đó, khách hàng có xu hướng yêu cầu giao hàng trước mới trả tiền, thậm chí có nhiều trường hợp do sản phẩm start-up còn mới, khách hàng cần xài thử sản phẩm một thời gian rồi mới thanh toán. Lúc này, doanh nghiệp sẽ cạn vốn để quay vòng sản xuất.

Do đó, khi bắt đầu start-up bạn nên tập trung nhiều hơn vào việc đầu tư sản xuất sản phẩm/dịch vụ, giảm tối đa các chi phí không cần thiết như chi phí văn phòng, chi phí trả trước, giảm thiểu chi phí mua tài sản cố định, máy móc thiết bị bằng việc đi thuê tài chính. Bạn sẽ thấy có nhiều máy móc chỉ phục vụ một số nhu cầu nào đó nhất định.

Ví dụ, doanh nghiệp sản xuất sạc dự phòng trên xe máy thì chỉ tập trung chi phí vào việc sản xuất sản phẩm thôi, đừng tốn quá nhiều tiền để thuê nhà, thuê xưởng, trả trước, chôn vốn rồi sau đó rơi vào tình cảnh cạn vốn.

kế hoạch tài chính -02

Những sai lầm khi lên kế hoạch tài chính của các Start-up

  • Tính sai giá thành sản phẩm

Khi bắt đầu đi vào hoạt động, nhiều start-up lựa chọn tận dụng các nguồn lực sẵn có như mượn nhà người thân làm nơi sản xuất, văn phòng, hoặc tự bản thân chủ doanh nghiệp đi giao hàng.

Những chi phí này hay bị các chủ doanh nghiệp bỏ sót khi tính toán giá thành sản phẩm, dẫn đến việc tính toán giá bán sản phẩm và lợi nhuận không chính xác. Do đó, khi mở rộng đầu tư,giá thành sản phẩm không bù đắp nổi chi phí, dẫn tới kinh doanh thiếu hiệu quả và âm vốn.

Chính vì vậy, bạn phải tính toán lại giá thành để có mức giá phù hợp với chi phí sản xuất thực, đồng thời, phải có một nguồn tài chính gấp hàng chục lần hiện tại để nâng từ quy mô “lấy công làm lời” sang quy mô sản xuất vừa.

  • Huy động vốn sai cách

Khi trong tình trạng thiếu hụt vốn, nhiều start-up tìm cách huy động vốn cho doanh nghiệp của mình và gửi bảng kế hoạch đến các nhà đầu tư mà họ biết. Điều này sẽ khiến họ khó tìm được nhà đầu tư tâm huyết mà lại lộ kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.

Còn đối với những nhà sáng lập quá thận trọng, họ không dám dấn thân đầu tư mạo hiểm và đánh mất những khoản góp vốn khổng lồ vì sợ thâu tóm nếu quy mô thành công. Do không chấp nhận sự đánh đổi khi sang nhượng, nhận góp vốn, hỗ trợ điều hành, nhiều mô hình vẫn cứ lẹt đẹt ở quy mô nhỏ.

Do đó, các start-up cần có một kế hoạch huy động vốn dài hạn để có đủ nguồn vốn cho kế hoạch kinh doanh của mình, tránh viễn cảnh “nửa đường đứt gánh”. Ngoài ra, bạn cũng nên có một kế hoạch cho đối tác thoái vốn và có những phương án thay thế giúp start-up chủ động hơn trong việc quản trị tài chính.

kế hoạch tài chính-03

Huy động vốn sai cách là một trong những sai lầm khi lập kế hoạch tài chính

Trên đây là những sai lầm khi lên kế hoạch tài chính các start-up thường gặp. Cân nhắc xem xét những vấn đề trên, khởi nghiệp của bạn sẽ giảm thiểu một phần những rủi ro liên quan đến tài chính.

Nguồn: tổng hợp từ internet

Cập nhật kiến thức mới

Nhập email để cập nhật nhanh nhất thông tin, kiến thức từ Viện ISB