Data Architect là gì? – Giải đáp qua các yêu cầu công việc
Trong số những vị trí công việc dành cho những người học về Data Science, Data Architect được nhiều bạn quan tâm và tìm hiểu. Cùng ISB tìm hiểu về Data Architect là gì, cũng như yêu cầu về công việc, kỹ năng… để lựa chọn ngành nghề thú vị và hấp dẫn này!
Nội dung
Data Architect là gì?
Data Architect là một nghề trong lĩnh vực Data Science. Công việc chính của họ là xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cho các công ty, cộng đồng, xã hội… Họ làm việc cùng đội ngũ để đáp ứng những nhu cầu của nền tảng dữ liệu, xây dựng chúng từ nguồn có sẵn và tạo nên các “blueprint” – bản vẽ kỹ thuật phục vụ cho việc chế tạo, kiểm tra và duy trì nền tảng đó.
Chỉ riêng với một doanh nghiệp, dữ liệu cũng có thể đến từ rất nhiều nguồn: các báo cáo tài chính, thông tin marketing, dữ liệu khách hàng, nhân viên… Các Data Architect làm việc với bộ phận điều hành dữ liệu cũng như Data Analyst để đảm bảo họ có thể dễ dàng sử dụng và tiếp cận đến dữ liệu, cùng nhau quản lý để tạo nên nền tảng dữ liệu cho công ty. Nền tảng đó phải đáp ứng yếu tố như tính ứng dụng, khả năng lưu trữ, đáp ứng nhu cầu của công ty, tính nhất quán và giải pháp trong những trường hợp gặp vấn đề hay bị tấn công.
Thu nhập của một Data Architect?
Theo Cục thống kê về Lao động của Mỹ (the Bureau of Labor Statistics), những người phân tích hệ thống máy tính, bao gồm cả Data Architect có mức thu nhập ổn định khoảng $77,740/năm. Theo đó, mỗi giờ làm việc tương đương $37,38.
Tại Việt Nam hiện nay cũng đã có một số lượng Data Architect nhất định. Tuy nhiên, với sự phát triển về công nghệ nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung, nguồn lực ấy vẫn không đủ đáp ứng cho các start-up, doanh nghiệp và cả chính phủ. Hiểu biết về Data Architect là gì chưa nhiều, thậm chí rất mơ hồ với cả những bạn trẻ đang nghiên cứu lĩnh vực.
Đây thực sự là “thời điểm vàng” cho các bạn trẻ trải nghiệm và định hướng theo con đường Data Architect. Công việc được săn đón, cộng thêm mức lương nhiều người mong muốn và tỉ lệ cạnh tranh tương đối là những yếu tố hấp dẫn các bạn lựa chọn phát triển mình ở vị trí của một Data Architect.
Yêu cầu học vấn của một Data Architect
Những người tốt nghiệp Khoa học máy tính, công nghệ thông tin, Data Science có đủ điều kiện để gia nhập vào cộng đồng Data Architect. Những doanh nghiệp hay tổ chức quy mô cần những người có bằng Thạc sĩ hoặc có nhiều kinh nghiệm, bằng cấp tương đương. Trong đó, các Data Architect cũng phải có hiểu biết nhất định về ngôn ngữ dữ liệu, ít nhất là SQL.
Xem thêm: Phỏng vấn Data Analyst: Chuẩn bị top 5 câu hỏi thường gặp
Yêu cầu công việc – kỹ năng của một Data Architect
Về công việc, chắc chắn Data Architect phải có những kỹ năng phân tích nhiều dạng dữ liệu, thông tin và chuyển đổi nó thành bản kỹ thuật có thể sử dụng được. Chi tiết hơn về công việc của Data Architect sẽ phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động, mục đích sử dụng dữ liệu của tổ chức, cơ quan đó.
Còn kỹ năng mềm thì sao? Đừng vội nghĩ rằng công việc của Data Architect chỉ là một người “thợ xây” làm việc với máy móc, dữ liệu mà không cần có những kỹ năng mềm khác.
- Kỹ năng giao tiếp: Data Architect có thể được xếp thành 1 nhóm trong một đội ngũ, cộng tác cùng các bộ phận liên quan khác như điều phối, phân tích và quản lý. Vì vậy, để công việc vận hành đúng đắn, Data Architect nên có kỹ năng giao tiếp tốt, mạch lạc và cụ thể về những dự án của mình.
- Chú trọng từng chi tiết: Dữ liệu phức tạp bao nhiêu thì nền tảng tập trung nó cũng chồng chéo bấy nhiêu. Chỉ một lỗi nhỏ thôi cũng có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Khi làm việc trong một hệ thống lớn, người Data Architect nên có cho mình sự cẩn thận và tỉ mỉ trong từng khâu.
- Kỹ năng suy luận: Data architect có lẽ là một trong những đội ngũ tiếp xúc với code nhiều nhất. Họ sẽ biến dữ liệu thô thành các tập hợp, định dạng đúng chuẩn để phân tích chúng. Quá trình này không thể thiếu code và các thuật toán phức tạp mà chỉ có họ mới có thể hiểu được.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Hệ thống dữ liệu đình trệ là điều mà không ai mong muốn. Dù một mắt xích gặp vấn đề rất nhỏ đi nữa, người Data Architect cần nhanh chóng giải quyết để hệ thống vận hành thông suốt, giảm thiểu nguy cơ bị tấn công hay các “tai nạn” khác.
Giải đáp được Data Architect là gì cũng là một cách giúp bạn hiểu hơn về ngành nghề này. Tìm hiểu về lĩnh vực nghiên cứu, cũng như định hướng nghề nghiệp tương lai trong ngành data science sẽ giúp các bạn có góc nhìn đa chiều hơn, sớm tìm ra con đường sự nghiệp, mục tiêu mà mình muốn đạt được. Data Architect là một ngành mới mẻ, thách thức và đầy cơ hội cho những người yêu thích, nghiên cứu nó.