Xác định ngân sách Marketing cho thương hiệu của bạn 2020
Marketing là hoạt động quan trọng để thương hiệu có thể tiếp cận và phát triển danh sách khách hàng tiềm năng cũng như quảng bá các sản phẩm, dịch vụ mới của công ty. Tuy nhiên, để làm được điều đó, việc xác định ngân sách Marketing cho thương hiệu là vô cùng cần thiết, bởi vì không ai muốn “mất tiền” một cách vô ích.
Việc xác định ngân sách Marketing không phải điều là đơn giản, thậm chí, nó được xem là thách thức đối với những người trong ngành Marketing.
Bài viết này, Viện ISB và ISB Insight sẽ giúp bạn tìm hiểu về những yếu tố hay những gì bạn cần để Xác định ngân sách Marketing cho thương hiệu của mình năm 2020 nhé.
Nội dung
1. Ngân sách Marketing là gì & những gì bạn cần để xác định ngân sách Marketing
Ngân sách Marketing (Marketing Budget) là khoảng tiền mà bạn có sẵn để chi trả cho tất cả các chi phí về Marketing của mình và nên được liệt kê chi tiết từng khoảng cho từng kênh mà bạn sử dụng.
Thông thường, việc xác định ngân sách Marketing cho doanh nghiệp của bạn bao gồm những hạng mục sau:
- Chi phí liên quan đến chiến dịch đang chạy: là những chi phí cho các chiến dịch PPC hoặc các khoản thanh toán cho các influencers để họ đăng về các sản phẩm của mình.
- Các dịch vụ tiếp thị, quảng cáo và tư vấn: bao gồm thiết kế đồ họa, viết nội dung (copywriting), chuyên gia tối ưu hóa SEO và phát triển chiến lược.
- Chi phí phần mềm: những phần mềm được sử dụng để cải thiện hoặc tối ưu các chiến dịch tiếp thị (phần mềm thiết kế đồ họa, phần mềm quản lý, các công cụ nghiên cứu từ khóa)
- Đào tạo: có thể là các khóa học trực tuyến, các buổi hội thảo/ hội nghị để bổ sung thêm kiến thức/ kinh nghiệm cho nhân viên hoặc cả chính bạn.
Ngoài ra, tùy thuộc vào chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp, bạn cũng có thể cần phải chi trả cho nhân viên chịu trách nhiệm quản lý các chiến dịch Marketing của mình.
2. Nên chi bao nhiêu cho chiến dịch Marketing vào năm 2020
Như đã đề cập ở trên, việc xác định ngân sách Marketing là điều cần thiết cho mọi doanh nghiệp trên thế giới. Tùy thuộc vào chiến lược và mục tiêu của từng doanh nghiệp, họ sẽ có khoảng dự trù ngân sách dư dả hơn hoặc tiết kiệm hơn so với đối thủ.
Đối với những người mới bắt đầu, bạn có thể tham khảo những ứng dụng tính toán miễn phí để xác định ngân sách Marketing cho thương hiệu của minh và xem xét các gợi ý từ họ.
Tham khảo công cụ tính toán của Insivia: tại đây
Tham khảo công cụ tính toán của Hook Agency: tại đây
Mặc dù những nền tảng trên có thể phân tích được cách phân chia từng hạng mục chi tiêu cho quảng cáo, nhưng bởi vì mục tiêu của từng doanh nghiệp khác nhau, nên điều này chỉ mang tính chất tham khảo.
3. Marketing với một ngân sách hạn hẹp
Thực tế, không nhất thiết phải có ngân sách lớn thì mới có thể tiến hành chiến lược Marketing hiệu quả. Bạn hoàn toàn có thể xác định ngân sách Marketing không quá tốn kém nhưng vẫn mang lại hiệu suất cao.
Hiện tại, có rất nhiều nền tảng/ kênh Marketing miễn phí hoặc có chi phí thấp. Tuy nhiên, chúng có thể sẽ mất một khoảng thời gian để đo lường kết quả cho doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung, những nền tảng này vẫn hoàn toàn hoạt động và phục vụ bạn tốt.
Các lựa chọn miễn phí hoặc chi phi thấp có thể bao gồm:
- Tiếp thị truyền thông xã hội (social media)
- Email Marketing
- Content Marketing
- Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
- Có một trang web mạnh và có thương hiệu
Ngoài ra, Google Ads và Facebook Ads là cũng nên được doanh nghiệp cân nhắc sử dụng, mặc dù nó có yêu cầu một lượng chi phí nhất định, nhưng hai nền tảng này cho phép bạn kiểm soát chính xác các khoản chi của mình.
Các nền tảng này còn cho phép bạn đặt hạn mức chi trả mỗi ngày và đặt giới hạn giá thầu quy định chính xác chi phí cho mỗi hành động (CPA) mà bạn sẽ sẵn sàng trả.
Xem thêm: 6 Xu hướng Google Ads 2020 giúp Marketers “làm chủ” tương lai
4. Những sai lầm khi xác định ngân sách Marketing 2020
Hãy tránh những sai lầm sau khi xác định ngân sách Marketing cho doanh nghiệp của mình nếu bạn không muốn “mất tiền” một cách vô ích.
- Bỏ bê việc nghiên cứu trước khi bắt đầu chiến dịch tiếp thị
Khi nói đến việc thiết lập và phân bổ ngân sách, đừng dừng lại ở mức “đoán” hay “ước lượng”. Bạn cần thực hiện nghiên cứu chi tiết để đảm bảo rằng bạn luôn có sự chuẩn bị về mọi chi phí có thể xảy ra.
Nếu làm việc với một agency hoặc một freelancer, hãy nhận báo giá cụ thể liên quan đến khối lượng công việc của dự án của bạn.
- “Sớm” là cần thiết, nhưng phải phù hợp với xu hướng thị trường
Đối với những người làm việc trong lĩnh vực Marketing, việc nắm bắt xu hướng thị trường rất là quan trọng, bởi vì trong một năm, sẽ có rất nhiều thứ có thể thay đổi. Chính vì vậy, bạn không nhất thiết phải xác định một ngân sách Marketing cho năm 2021 vào đầu năm 2020.
Để chiến dịch Marketing của bạn diễn ra thành công cũng như ngân sách của bạn không bị lãng phí, tốt nhất bạn hãy đánh giá ngân sách mỗi quý hoặc sáu tháng một lần để có thể điều chỉnh những thay đổi cho hợp lý.
- Quên phân bổ tiền cho các bài thử nghiệm
Thử nghiệm phân tách (split testing – còn được gọi là thử nghiệm A/B) là điều cần thiết trong Marketing. Thực tế, không phải lúc nào những quyết định của bạn cũng có thể thành công, vì vậy, việc thử nghiệm sẽ giúp bạn tránh bớt những rủi ro và mang lại hiệu quả cao hơn cho thương hiệu của bạn.
- Tập trung tất cả vào một nền tảng
Đối với những người mới, vì chưa đủ kinh nghiệm, họ thường có xu hướng sẽ tập trung ngân sách vào một nền tảng duy nhất. Tuy nhiên, điều này gây ra rủi ro rất lớn bởi vì, chiến dịch của họ có thể thất bại hoàn toàn nếu như nền tảng họ chọn hoạt động không tốt.
Vì vậy, hãy phân chia ngân sách của bạn một vài nền tảng mà bạn cho là tốt nhất. Điều này không chỉ làm tăng cơ hội thành công của bạn, nó cũng sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng kết nối với các đối tượng mục tiêu hơn.
Kết luận
Để xác định ngân sách Marketing hiệu quả và chính xác, bạn hãy dành chút thời gian để suy nghĩ cẩn thận về các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Hãy nhìn vào những tài nguyên doanh nghiệp đang có, mục tiêu tăng trưởng hiện tại và tương lai và đưa ra quyết định phù hợp.
Xem thêm: Hoạch định chiến lược Content Marketing bằng việc suy nghĩ như một nhà đầu tư 2020
Nguồn: Tổng hợp từ Internet