5 Lợi ích của mạng xã hội đối với doanh nghiệp 2020
Ngày nay, không ai có thể phủ nhận sức mạnh và độ phủ sóng của mạng xã hội trong cuộc sống cũng như kinh doanh. Thực tế cho thấy, lợi ích của mạng xã hội đối với doanh nghiệp là vô cùng to lớn, vì nó không chỉ giúp tiết kiệm nguồn lực mà còn dễ dàng tối ưu hóa được những mục tiêu.
Trước đây, khi mạng xã hội chưa ra đời, các doanh nghiệp thường phải chi một khoảng tiền khá lớn để tổ chức các buổi sự kiện nhằm tìm ra khách hàng tiềm năng. Điều này đã khiến nhiều công ty khởi nghiệp gặp rất nhiều khó khăn để định vị đúng đối tượng khách hàng mà mình cần hướng đến.
Tuy nhiên, từ khi mạng xã hội xuất hiện, những lợi ích của mạng xã hội đã tác động mạnh mẽ lên người dùng lẫn doanh nghiêp. Ngoài ra, nó còn giúp thay đổi bất cập trên bằng cách:
- Cho phép các doanh nghiệp tiếp xúc với các khách hàng mục tiêu thông qua hình thức trực tuyến ảo.
- Thay đổi cách thức mà doanh nghiệp tương tác với khách hàng của họ.
- Dễ dàng đo lường sự hiệu quả thông qua hình thức quảng bá trực tuyến.
- Giúp các doanh nghiệp và khách hàng dễ dàng có được thông tin lẫn nhau mà không cần giao tiếp
Hãy cùng ISB Insight điểm qua những 5 Lợi ích của mạng xã hội đối với doanh nghiệp trong năm 2020
Nội dung
1. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp được hiện diện ở mọi nơi
Lợi ích của mạng xã hội đối với doanh nghiệp đó là tạo điều kiện cho họ có thể xuất hiện ở hầu hết mọi nơi. Thực tế, trung bình hiện nay mỗi người có khoảng 8 tài khoản mạng xã hội. Vì thế, thương hiệu của bạn chỉ cần xuất hiện ở một vài nền tảng mạng xã hội (social media) cũng đã đủ để bạn tiếp cận các đối tượng khách hàng tiềm năng.
Theo “Rule of Seven” (7 quy tắc chung), trung bình mỗi khách hàng cần phải tiếp nhận được thông điệp của nhãn hàng 7 lần trước khi quyết định mua hàng. Đến năm 2020, con số này đã chạm ngưỡng 5,000/mỗi ngày.
Chính vì vậy, lợi ích của mạng xã hội đem lại là vô cùng hiệu quả, giúp các doanh nghiệp không những tăng lượt tiếp cận, mà còn nâng cao độ nhận diện thương hiệu.
Ngoài ra, nhờ mạng xã hội (Social Media), công việc quảng cáo cũng trở nên dễ dàng hơn. Cụ thể, các nền tảng như LinkedIn và Twitter vẫn có lượng tương tác tự nhiên (organic reach) đáng kể, thay vì phải chi nhiều tiền cho quảng cáo.
2. Tăng tính cá nhân hóa
35% các marketers nhận định rằng cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng đang là xu hướng và nên được ưu tiên hàng đầu. Thêm vào đó, 81% các khách hàng sẽ rất cảm kích nếu như doanh nghiệp thấu hiểu được họ, biết được thời gian nào là thích hợp để bán hàng.
Chính nhờ vào lợi ích của mạng xã hội, các thương hiệu sẽ dễ dàng hơn trong việc quan sát, “điều tra” các hoạt động thường ngày của khách hàng mà không gây chú ý. Từ đó, các công ty có thể tạo ra những quảng cáo phù hợp với nhu cầu và sở thích của khách hàng.
Một ví dụ điển đó là chatbot (tin nhắn tự động). Chatbot thường sẽ được đọc nhiều hơn so với các email thông thường: tỷ lệ mở mail trung bình là 24.79% so với tỷ lệ mở box chat là 70-80%.
Việc xuất hiện cùng với các tin nhắn đến từ bạn bè, gia đình, khách hàng sẽ cảm thấy gần gũi hơn với tin nhắn đến từ doanh nghiệp của bạn.
Tuy nhiên, Chatbot sẽ gây khó chịu nếu như robot trả lời tự động không giải đáp được thắc mắc của khách hàng nên hãy đảm bảo rằng luôn có người túc trực để trả lời câu hỏi khi cần thiết.
Dưới đây, là một ví dụ của hãng xe Lyft đã ứng dụng vô cùng hiệu quả lợi ích của mạng xã hội trong việc sử dụng Chatbot để cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng.
3. Tăng uy tín cho thương hiệu
Điều đầu tiên mà khách hàng thường làm trước khi mua hàng đó chính là kiểm tra trang xã hội của thương hiệu để xem những đánh giá, review về sản phẩm. Vì vậy, lượng tương tác của trang cũng góp phần lớn trong việc xây dựng uy tín cho thương hiệu của bạn.
Nhờ vào lợi ích của mạng xã hội, các doanh nghiệp ngày nay có thể kiểm soát quản lý danh tiếng của mình. Khi có một khách hàng chưa hài lòng về sản phẩm hoặc dịch vụ, các khách hàng tiềm năng khác có thể biết được cách bạn phản ứng với tình huống đó như thế nào.
Điều này rất quan trọng vì 30% người dùng sẽ nhìn nhận tích cực đối với các doanh nghiệp phản hồi lại với các đánh giá trực tuyến của họ.
4. Tăng lượt giới thiệu
Trong những năm trở lại đây, mạng xã hội còn được coi là nền tảng truyền miệng trực tuyến hữu hiệu nhất. Cụ thể, 71% các khách hàng cho rằng họ quyết định mua sản phẩm thông qua lời giới thiệu trên các nền tảng này. Lợi ích của mạng xã hội này giúp cho doanh nghiệp có thể nâng cao nhận diện thương hiệu, đồng thời, đẩy mạnh doanh số thông qua việc bán hàng.
Để tăng lượt giới thiệu doanh nghiệp của mình trên các trang mạng xã hội, hãy bắt đầu bằng việc cung cấp một sản phẩm và dịch vụ tuyệt vời. Sau đó bạn có thể tiến hành các cuộc thi yêu cầu khách hàng like, bình luận hoặc chia sẻ cảm nhận khi dùng sản phẩm để nhận phần quà hấp dẫn.
5. Xây dựng lòng trung thành
Việc chia sẻ lại những bài đăng của khách hàng, mạng xã hội giúp bạn có được một lượng người theo dõi trung thành. Đồng thời, những khách hàng này còn được xem là những nhà lan tỏa sẽ giúp truyền bá thương hiệu của bạn một cách rộng rãi.
Nhờ lợi ích của mạng xã hội, doanh nghiệp có thể thực hiện được mục tiêu cuối cùng của mình đó là tạo nên sự trung thành đối với thương hiệu.
Vậy bạn nên bắt đầu từ đâu?
Có thể thấy, lợi ích của mạng xã hội đối với doanh nghiệp là vô cùng to lớn. Chính vì thế, hãy sử dụng các nền tảng mạng xã hội ngay để có thể tiếp cận được nhiều khách hàng hơn cũng như là tăng sự trung thành với thương hiệu.
Nếu bạn đã có tài khoản xã hội được thiết lập trên tất cả các nền tảng có liên quan, hãy xem lịch đăng bài của bạn. Đăng từng bài một cách tự nhiên lên mạng xã hội để có sự tương tác tối đa và hãy nhớ phản hồi bình luận của người dùng của bạn.
Xem thêm: Là Marketers, phải biết 5 xu hướng Digital Marketing 2020 này
Nguồn: Tổng hợp từ Internet