Sử dụng Big Data trong việc bảo tồn thiên nhiên hoang dã
Bảo tồn thiên nhiên hoang dã là một trong những nhiệm vụ cấp thiết của toàn cầu. Những phương pháp bảo vệ sự đa dạng động thực vật học truyền thống và cơ hữu rất khó tạo nên hiệu ứng.
Chính vì vậy, sử dụng Big Data trong việc bảo tồn thiên nhiên hoang dã tưởng chừng không tưởng, nhưng lại thiết thực và đang tạo nên những ảnh hưởng tích cực với công tác này. Big Data không chỉ tạo ra lợi ích kinh tế mà còn xây dựng được nhiều giá trị mang tính chất cộng đồng.
Nội dung
Sử dụng Big Data Dự án Khảo sát The Great Elephant Census
Ở Châu Phi, có hơn 12,000 con voi bị giết hại mỗi năm kể từ 2006. Con số ấy vẫn đang tăng lên trong những thập kỷ gần đây đến mức chúng ta có thể nghĩ viễn cảnh hành tinh này sẽ không còn một cá thể voi nào.
Việc bảo vệ hệ sinh thá này là cần thiết không chỉ đối với thế giới hoang dã mà còn cả cộng đồng động thực vật xung quanh vì chúng phải hỗ trợ nhau trong vòng tuần hoàn hệ sinh thái.
Big Data có thể là công cụ thống kê chính xác, phát hiện thiếu hụt giữa những mắc xích trong hệ tuần hoàn. Năm 2014, một cuộc khảo sát lớn mang tên The Great Elephant Census được tiến hành bởi Nhà đồng sáng lập Microsoft Paul Allen.
Qua đó, họ thống kê được nhiều tư liệu về số lượng voi ở Châu Phi. 90 chuyên gia nghiên cứu đã tiến hành rà soát hơn 285,000 dặm ở lục địa châu Phi, qua 21 quốc gia để thực hiện khảo sát này.
Một trong những nguồn data thô lớn nhất về voi trên thế giới đã được thu thập từ khảo sát này. Cuộc khảo sát cho thấy rằng số lượng voi chỉ còn 352,271 cá thể trên 18 quốc gia và đã giảm xuống hơn 30% chỉ trong vòng 7 năm. Dữ liệu này đã dấy lên báo động về việc cần có một hệ thống điều phối được vận hành để đảm bảo những tín hiệu cấp cứu sẽ được giải quyết kịp thời.
Big Data đang có vai trò lớn hơn trong nỗ lực bảo tồn động vật hoang dã, cụ thể là loài voi ở Châu Phi. Sử dụng big data sẽ giúp công việc bảo tồn loài voi cũng như các loài động vật khác ở những vùng xa xôi
Ứng dụng eBird
Dự án được thực hiện vào năm 2002. Đây là một chương trình điện thoại cho phép người dùng trong việc ghi âm lại tiếng chim hót để tìm ra chúng là loài nào và lưu lại dữ liệu này trên hệ thống. App điện thoai này được tạo ra để tạo ra nguồn data có ích cho các chuyên gia nghiên cứu và những người đam mê với loài chim.
Những data này sẽ được chia sẻ đến các thầy cô, chính quyền, nhà nghiên cứu loài chim, nhà sinh vật học và những nhà hoạt động vì bảo tồn thiên nhiên. Họ là những người sẽ đóng góp vào dự án khác mang tên “BirdCast”, một phần mềm dự đoán đợt di trú của các loài chim lần đầu tiên được ra mắt trên thế giới.
Machine Learning sẽ “học” những âm thanh tiếng chim hót và lưu trữ chúng để làm nguồn dữ liệu. AI sẽ tiến hành nhận diện loài chim nào có tiếng hót tương thích
Big Data, cụ thể là Machine Learning sẽ “học” những âm thanh tiếng chim hót và lưu trữ chúng để làm nguồn dữ liệu. AI sẽ tiến hành nhận diện loài chim nào có tiếng hót tương thích. Qua đó, chúng ta có thể kiểm soát về số liệu tăng trưởng của các loài chim trong hiện tại và tương lai.
Dự án Earthcube Project – Sử dụng Big Data làm mô hình Trái đất
Dự án được thực hiện cách đây 5 năm với mục tiêu sản xuất một bản sao 3D của Trái Đất để phục vụ nhiều mục tiêu khác nhau của các nhà khoa học. Khoa học máy tính và Big data sẽ được sử dụng để xây dựng nhiều dự án quốc tế. Earthcube cũng tài trợ nhiều sự án khác nhau như Khoa học về san hô và mạng lưới cáp quang CRESCYNT.
Dữ liệu về loài, phân tích hình ảnh và sơ đồ 3D sẽ được sử dụng để có thể biết được sự sụt giảm hay phát triển của các rặn san hô về mặt cấu trúc, vấn đề bệnh và hiện tượng “bộ xương trắng” đang diễn ra với các rặn san hô.
Tạm Kết
Những nỗ lực để sử dụng Big Data vào công cuộc “cứu” lấy thiên nhiên hoang dã vẫn còn đi từng bước. Trong khi thực trạng môi trường và các loài sinh vật vẫn đang bị hủy hoại từng ngày.
Đây là lúc rất cần có nguồn nhân lực chuyên môn về Big Data kết hợp với những tổ chức tình nguyện, các nhà khoa học hoạt động vì môi trường để có nhiều biện pháp kịp thời hơn, ra đời nhiều ứng dụng về môi trường và cứu thêm được thêm những loài sinh vật đang gặp nguy hiểm trên trái đất.
Ngày 12/12/2018, Greta Thunberg tại hội nghị khí hậu COP24 của Liên Hiệp Quốc đã có những phát biểu về biến đổi khí hậu và trách nhiệm của những người đang sống trong thế kỷ này:
“Các vị chỉ nói về sự tăng trưởng kinh tế vì sợ hãi những gì mình nói ra sẽ không được chú ý. Các vị chỉ nói về việc tiến lên phía trước với những ý tưởng tồi tệ đã đưa chúng ta vào mớ hỗn độn của ngày nay. Các vị không đủ nhận thức để nói về biến đổi khí hậu đúng với thực tế. Thậm chí, gánh nặng đó các vị để lại cho thế hệ sau – những người như tôi”.
Những người đi trước có lẽ vẫn còn nhiều đắn đo khi bắt tay vào bảo vệ môi trường vì nó quá vĩ mô hay mơ hồ với họ. Tuy nhiên, Big Data không phải là điều gì quá xa lạ, biến đổi khí hậu luôn ở trước mắt thế hệ trẻ chúng ta.
Hiểu biết về Big Data và sử dụng chúng vào bảo vệ môi trường là điều rất cần thiết với cuộc sống chúng ta ngay bây giờ.