Đầu tư thông minh: Công nghệ Blockchain nào phù hợp với bạn?
Trong thời đại mọi hoạt động đều được số hóa từ thông tin cá nhân đến các giao dịch tài chính như hiện nay, việc lựa chọn một hệ thống có độ tin cậy và bảo mật cao trở nên vô cùng quan trọng. Theo đó, công nghệ Blockchain đã trở thành một công cụ đắc lực và không thể thiếu đối với các doanh nghiệp và tổ chức.
Xem thêm: 6 đặc điểm nổi trội của Blockchain | Tại sao Blockchain lại trở nên phổ biến?
Tuy nhiên có nhiều loại công nghệ blockchain, và việc lựa chọn đầu tư vào công nghệ này sao cho phù hợp với đặc điểm và mục đích của công việc là rất cần thiết. Bài viết này Viện ISB và ISB Insight sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc hơn về công nghệ Blockchain giúp bạn đưa ra lựa chọn chính xác cho sự đầu tư của bản thân.
Mỗi loại công nghệ Blockchain đều bao gồm một tập hợp những người tham gia (nodes) kết nối với nhau theo hệ thống mạng ngang hàng peer-to-peer (P2P). Trong đó, mỗi thành viên trong mạng lưới đều sở hữu một bản sao của sổ ghi chép được cập nhật theo thời gian, cũng như có thể xác thực và thực hiện giao dịch.
Nội dung
Public Blockchain
Thể loại công nghệ Blockchain đầu tiên phải kể đến là Public Blockchain. Đây là một hệ thống sổ ghi chép không bị giới hạn truy cập, bất cứ ai có thể truy cập vào Internet đều có thể đăng nhập vào hệ thống và trở thành thành viên có thẩm quyền. Ứng dụng cơ bản nhất của công nghệ Blockchain này là Mining và giao dịch tiền ảo. Do đó, một trong những Public Blockchain phổ biến nhất là Bitcoin và Litecoin Blockchains.
Public Blockchain cho phép người dùng đọc và ghi không giới hạn, không xác định danh tính của người tham gia và bảo mật bằng thuật toán đồng thuận proof-of-work hay proof-of-state giúp giảm thiểu gian lận trong giao dịch, có độ tin cậy và minh bạch cao. Hệ thống của công nghệ Blockchain này cũng cho phép người dùng tham gia và xây dựng ứng dụng với chi phí khởi tạo rẻ hơn. Tuy nhiên, chi phí giao dịch lại đắt hơn và chỉ thực hiện được các giao dịch cơ bản, đồng thời tốc độ giao dịch cũng chậm hơn.
Private Blockchain
Private Blockchain là một hệ thống kín bị giới hạn truy cập, được dùng chủ yếu trong nội bộ các tổ chức và doanh nghiệp và chỉ một số ít các thành viên được chọn mới có quyền truy cập. Do đó hệ thống Private Blockchain được các tổ chức ứng dụng để bỏ phiếu, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý sở hữu tài sản, …
Do hình thức công nghệ Blockchain này phân quyền truy cập nên việc đọc và ghi sẽ bị giới hạn, được bảo mật thuật toán pre-approved và yêu cầu phải xác định danh tính trong giao dịch, điều này sẽ làm cho tính bảo mật trở nên thấp hơn nếu hệ thống bị hack. Thêm nữa do phải tự xây dựng mạng lưới nên chi phí khởi tạo sẽ đắt hơn. Tuy nhiên, chi phi giao dịch lại rẻ hơn, tốc độ giao dịch nhanh hơn và thực hiện được tất cả các giao dịch.
Consortium Blockchain
Consortium Blockchain là một hệ thống bán phân quyền với nhiều hơn một tổ chức quản lý, trái ngược với hệ thống chỉ được quản lý bởi một tổ chức là Private Blockchain. Thêm vào đó công nghệ Blockchain – Consortium là hệ thống được sử dụng chủ yếu bởi các ngân hàng, các tổ chức chính phủ,…
Hybrid Blockchain
Một hình thức công nghệ Blockchain đáng quan tâm khác là Hybrid Blockchain. Công nghệ Blockchain này là sự kết hợp giữa Private và Public Blockchain. Với hệ thống này, người dùng có thể kiểm soát người nào có quyền truy cập vào dữ liệu nào trong Blockchain. Vừa công khai một số dữ liệu, vừa giữ những thông tin khác được bảo mật trong hệ thống tư. Một giao dịch trong mạng lưới tư của hệ thống hybrid thường sẽ được xác thực bên trong mạng lưới. Nhưng người dùng có thể đưa thông tin này ra hệ thống công để xác thực, việc này giúp làm tăng sự minh bạch của hệ thống.
Lời kết:
Mỗi một hình thức công nghệ Blockchain đều có những ưu và nhược điểm của mình. Hãy cân nhắc tình hình và mục đích sử dụng của bạn để có thể lựa chọn đầu tư vào loại công nghệ Blockchain phù hợp nhất cho bản thân.
Xem thêm: Top 8 công cụ Big Data bạn nên biết
Nguồn: Tổng hợp từ Internet