Cơ hội nghề nghiệp ngành IoT 2020 – Những kỹ năng quan trọng và mức tưởng thưởng hấp dẫn
Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc, IoT không những được xem là một cuộc cách mạng chuyển đổi công nghệ giúp hầu hết các thiết bị điện tử có thể “kết nối” lẫn nhau thông qua Internet, mà còn mở ra một cơ hội nghề nghiệp rất lớn đi kèm theo là mức phần thưởng xứng đáng.
Trong bài viết này, hãy cùng ISB Insight thảo luận về các cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực liên quan đến mạng lưới IoT (Internet of Things – Internet vạn vật) này. Cụ thể hơn, chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu và tìm hiểu những kỹ năng nào sẽ cần thiết trong ngành này, từ đó, chúng ta sẽ có những chuẩn bị tốt nhất.
Ngoài ra, mức tưởng thưởng hay “thù lao” cho công việc trong lĩnh vực IoT sẽ là điều mà khiến không ít người tò mò và phấn khích khi nghe những con số đấy.
Nội dung
1. Cơ hội nghề nghiệp của mạng lưới IoT
Trái ngược với những ngành công nghiệp khác, IoT không được nhìn nhận như là một ngành độc lập mà chúng đòi hỏi sự chuyên môn hóa ở các lĩnh vực khác nhau. Hãy cùng tham khảo những cơ hội nghề nghiệp trong ngành công nghệ IoT dưới đây nhé:
a) Phân tích dữ liệu (Data analytics)
Một trong những chức năng chính của hệ thống IoT chính là lượng thông tin được tạo ra. Nhu cầu tuyển dụng các chuyên gia thống kê, quản lý, sau đó là phân tích và đưa ra các quyết định quan trọng để giải quyết các vấn đề cho doanh nghiệp là cực kì lớn.
b) Mạng và Cấu trúc (Network and Structure)
Các loại máy móc ứng dụng công nghệ IoT thường được cấu thành từ các mạng lưới phức tạp và các linh kiện có thể được liên kết với nhau. Do đó, đây là mà kỹ năng theo các chuyên gia gọi là chuyên môn hóa về cấu trúc mạng (network specialization) sẽ được áp dụng và công nghệ này còn phức tạp hơn cả việc quản lý hệ thống mạng của một chiếc laptop.
c) Bảo vệ (Protection)
Với sự bùng nổ của các công cụ cảm biến, tất cả các thông tin và các linh kiện trong các sản phẩm IoT đều có thể kết nối được từ các nguồn bên ngoài. Giả sử hệ thống bảo mật trên các thiết bị như TV thông minh yếu và dễ bị tấn công, các tin tặc sẽ lợi dụng lỗ hổng này để truy cập vào các thông tin cá nhân của bạn.
Một số kỹ năng cần thiết cho lĩnh vực này đó chính là nhận dạng rủi ro, đánh giá lỗ hổng, bảo mật mã hóa và bảo mật cộng đồng không dây.
d) Thiết bị và phần cứng (Device and Hardware)
Cơ hội nghề nghiệp khác trong ngành IoT là dành cho các kỹ sư phần cứng – những người sắp xếp và lắp ráp các linh kiện để sản xuất thiết bị dựa trên phác thảo bản vẽ. Các nhà kỹ sư muốn trau dồi khả năng nhạy bén của họ thì họ sẽ cần phải phối hợp chặt chẽ với các nhóm sản xuất và lập kế hoạch.
e) Phát triển tế bào và giao diện người dùng (Cell and UI development).
Công nghệ IoT phát triển vào thời điểm mà cuộc sống của chúng ta luôn gắn liền với điện thoại thông minh. Với sứ mệnh kết nối mọi thứ ở mọi lúc và mọi nơi, điện thoại thông minh và những thiết bị di động là ứng cử viên tốt nhất cho nền tảng vận hành các thiết bị IoT.
Điều này cho thấy sẽ có nhu cầu rất lớn đối với việc tuyển dụng các nhà phát triển hệ điều hành Android cũng như IOS trong nền công nghiệp này. Các nhà phát triển ngày nay sẽ muốn tận dụng những nhân sự có khả năng chuyên môn cao làm việc với các thư viện lập trình để tạo ra các ứng dụng có tương tác và tính ứng dụng cao với các thiết bị và cảm biến bên ngoài.
2. Những kỹ năng quan trọng trong ngành IoT
Có rất ít hoặc hầu như không có hình thức đào tạo bài bản về những kỹ năng liên quan đến mạng lưới IoT tại các trường đại học và cao đẳng. Thêm vào đó, không có một bằng cấp cụ thể nào cho ngành nghề này.
Nhưng với vốn hiểu biết sâu rộng và kinh nghiệm sử dụng các công nghệ liên quan sẽ là một điểm cộng đối với ứng viên tuyển dụng. Dưới đây là hai cách mà bạn có thể tham khảo để tự trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng cho mình:
a) Tự học (Self-training)
Có vô vàn các khóa học online đào tạo về những kiến thức và kỹ năng liên quan đến mạng lưới IoT bao gồm đánh giá hồ sơ (record evaluation), phát triển tiện ích tế bào (cell utility development), cải thiện UX/UI và nhiều hơn thế nữa.
b) Tự thực hành
Trong thực tế, có rất nhiều không gian, mạng xã hội cũng như cộng đồng hỗ trợ cho mọi người trong việc sản xuất, kiểm nghiệm các sản phẩm liên quan đến IoT và giúp người tự phát triển xây dựng nên một hệ thống của riêng mình.
Bên cạnh đó, thị trường kinh doanh những linh kiện cũng rất rộng lớn để có thể phục vụ cho những bạn có đam mê với việc tự thực hành IoT. Điều bạn cần làm hiện giờ đó chính là tự trau dồi kiến thức và kinh nghiệm cũng như bắt tay vào thực hiện dự án của mình.
3. Mức tưởng thưởng cho các công việc ngành IoT
IoT là một ngành nghề mới, vấn đề thiếu hụt nhân sự có kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực này ngày càng gia tăng và chính vì vậy mà các chuyên gia trong lĩnh vực IoT thường sẽ có mức lương được chi trả cao hơn so với những ngành khác.
Trung bình, các chuyên gia trong lĩnh vực IoT sẽ có mức lương cao hơn khoảng 76% so với các chuyên gia về công nghệ thông tin ở Ấn Độ và chỉ có khoảng 33% các chuyên gia IoT có mức lương dưới 600,000 rupee (đơn vị tiền tệ của Ấn Độ).
Lời kết.
Bài viết này đã giúp chúng ta có được hình dung rõ ràng về những gì bạn có thể thực hiện trong tương lai đối với ngành công nghiệp IoT. Ngoài ra, bài viết này cũng đã đề cập về các loại công việc, các kỹ năng yêu cầu đối với công việc IoT và quy mô trả lương của các công việc IoT ngày nay.
Xem thêm: IoT và AI có giống nhau? Và 4 đặc điểm để nhận biết
Nguồn: Tổng hợp từ Internet