IoT và AI có giống nhau? Và 4 đặc điểm để nhận biết

Không thể phủ nhận trong thời đại này, chúng ta đã hoàn toàn lệ thuộc vào công nghệ. Trong đó, trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT) là những công nghệ sẽ có tầm ảnh hưởng rộng lớn và nắm giữ vị trí quan trọng trong tương lai.

Tuy nhiên, bạn đã biết được những gì về những công nghệ sẽ thay đổi thế giới trong tương lai này? Hãy cùng ISB Insight tìm hiểu về Internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI) là gì, cũng như sự khác biệt cơ bản giữa chúng thông qua 4 đặc điểm sau.

Nội dung

Internet vạn vật (IoT) là gì?

Internet vạn vật – Internet of Things (IoT) là một mạng lưới liên kết rộng lớn giữa các thiết bị vật lý với nhau, như giữa các phương tiện giao thông, các hộ gia đình, các thiết bị điện tử, cảm biến, bộ dẫn động và nhiều thiết bị khác.

internet vạn vật IoT trí tuệ nhân tạo AI 01

Internet vạn vật (IoT) là mạng lưới liên kết lớn giữa các thiết bị vật lý

Trong mạng lưới này, các thiết bị có thể truyền thông tin qua lại với nhau, có thể trong cùng một chủ thể (giữa cảm biến 1 và cảm biến 2 trong cùng một cỗ máy) hoặc giữa các chủ thể với nhau (giữa điện thoại và ô tô). 

Trí tuệ nhân tạo (AI) là gì?

Trí tuệ nhân tạo – Artificial Intelligence (AI) là một hệ thống được trang bị với khả năng mô phỏng lại quá trình nhận thức và suy nghĩ của con người. Tức là, AI sẽ không chỉ phản hồi một cách máy móc theo những gì đã lập trình mà còn có thể “suy nghĩ” và tự đưa ra quyết định vượt ra khỏi phạm vi lập trình ban đầu.

internet vạn vật IoT trí tuệ nhân tạo AI 02

AI không chỉ phản hồi theo những gì được lập trình mà còn có khả năng “suy nghĩ” và tự đưa ra quyết định

AI sẽ tự thiết lập mục tiêu và không ngừng cải thiện các phương thức thực hiện, từ những dữ liệu trong quá khứ, cho đến khi tìm được phương thức tối ưu và hiệu quả nhất để hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

Xem thêm: 6 Ứng dụng AI giúp cải thiện lòng trung thành của khách hàng

Sự khác biệt cơ bản giữa Internet vạn vật (IoT) và Trí tuệ nhân tạo (AI)

Sau khi đã hiểu được IoT và AI là gì rồi, tiếp theo hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt của hai xu hướng công nghệ này nhé. Về cơ bản, có 4 yếu tố chính mà bạn cần nắm đó là: điện toán đám mây (Cloud Computing), học hỏi từ dữ liệu, giá cả và độ phủ. 

1. Điện toán đám mây (Cloud Computing)

AI được trang bị bởi hệ thống điện toán đám mây cực mạnh. Điều này đã cho phép cỗ máy có khả năng học, suy nghĩ, hành động và phản hồi như một con người. Ngoài ra, hệ thống này còn giúp cho các cỗ máy phân tích các thông tin dữ liệu trong quá khứ, nhận dạng được các quy luật và đưa ra các quyết định phù hợp với thời đại.

Chính nhờ sự điều chỉnh tự động này mà công nghệ AI sẽ loại bỏ được những lỗi do sơ suất do con người gây ra.

internet vạn vật IoT trí tuệ nhân tạo AI 03

Điện toán đám mây (Cloud Computing)

Trong khi đó, Internet vạn vật và Điện toán đám mây đều được dùng để cải thiện năng suất và cả hai đều là thành phần phụ trợ cho nhau. Với IoT, chúng sẽ tạo ra một số lượng số liệu khổng lồ và điện toán đám mây sẽ vạch ra đường đi cho những số liệu này đến được nơi cần đến.

2. Học hỏi từ dữ liệu

Trong trí tuệ nhân tạo, hệ thống sẽ tự học từ những lỗi hoặc những hoạt động được thực hiện trong quá khứ, sau đó sẽ tự động cải tiến bản thân để hoạt động được tốt hơn vào những lần sau.

Một ví dụ điển hình là của Facebook, khi bạn đã từng tag một người bạn vào những tấm hình được đăng trước đây, khi đăng một tấm hình mới cũng có mặt người bạn này, hệ thống sẽ hỏi rằng bạn có muốn tag lại người bạn này hay không. Điều này chứng tỏ rằng, hệ thống đã học được những đặc điểm hay nhận dạng ra những người bạn của bạn. 

Còn trong trường hợp của Internet vạn vật, do có rất nhiều cảm biến ở xung quanh chúng ta và mỗi cảm biến này đều có nhiều thông tin được truyền qua lại, thế nên các thông tin thuộc loại nhận diện như ví dụ trên, thường đã được truyền đến rộng khắp trong mạng lưới.

Cho nên đối với Internet vạn vật, những thông tin đã được truyền đi trong mạng lưới vẫn sẽ được trữ lại trong một vùng và sẵn sàng để được chia sẻ lại.

3. Giá cả

Nếu tính toán tất cả các chi phí từ xây dựng cơ sở hạ tầng, phần cứng, các chương trình và chứng chỉ thì Internet vạn vật sẽ có chi phí ít hơn 50 ngàn đô. Còn đối với AI, thì chi phí này có thể dao động trong khoảng từ 100-300 ngàn đô tùy mức độ yêu cầu của công việc và độ phức tạp của hệ thống.

4. Độ phủ

Do đặc điểm dựa trên cấu trúc nền tảng đám mây nên IoT có độ phủ tốt nhiều hơn so với AI. Nền tảng đám mây đã thiết kế để hoàn toàn loại bỏ những khó khăn trong việc kết nối những hệ thống phức tạp, làm giảm áp lực cho liên kết.

Lời kết.

AI và IoT chắc chắn sẽ trở thành những khái niệm quan trọng trong tương lai. Do đó việc hiểu rõ những công nghệ này sẽ giúp tạo ra lợi thế rất lớn cho những ai biết tận dụng tốt thế mạnh này.

Xem thêm: Từ Mainframe sang Big Data – Chuyển đổi lớn cho sự nghiệp dữ liệu của bạn 2020

Nguồn: Tổng hợp từ Internet

Cập nhật kiến thức mới

Nhập email để cập nhật nhanh nhất thông tin, kiến thức từ Viện ISB