3 phong cách lãnh đạo thường gặp và cách định hình phong cách cá nhân
Lãnh đạo là một kỹ năng không thể thiếu, là bước đệm vững chắc cho sự nghiệp của bạn.Theo khảo sát gần đây của National Association of Colleges and Employers, kỹ năng lãnh đạo và phong cách lãnh đạo là những ưu tiên hàng đầu khi nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên cho vị trí quản lý.
Phong cách lãnh đạo hiệu quả sẽ đem đến thành công cho một doanh nghiệp, tổ chức. Báo cáo gần đây của công ty tư vấn toàn cầu DDI cho thấy rằng các công ty đầu tư phát triển nhân viên có tiềm năng lãnh đạo thường có tài chính cao gấp bốn lần so với những công ty khác.
Để phát triển bản thân và nâng cao hiệu suất công việc, bạn phải xây dựng cho mình phong cách lãnh đạo cá nhân, nó thể hiện cách bạn xử lý mọi tình huống và khích lệ đồng nghiệp.
Trước khi đi sâu vào một số cách bạn có thể định hình và phát triển phong cách lãnh đạo cá nhân, bạn phải hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa của phong cách lãnh đạo.
Phong cách lãnh đạo là gì?
Để có được phong cách lãnh đạo, bạn phải nhất quán trong cách đưa ra quyết định, tương tác với người khác và quản lý thời gian. Nó cũng được thể hiện qua các mối quan hệ và làm việc với đồng nghiệp.
Phong cách lãnh đạo có thể được thể hiện qua 3 phương diện:
- Dấu ấn: cách bạn làm việc với đồng nghiệp và lãnh đạo
- Chức năng: Cách bạn tác động đến đồng nghiệp và hoàn thành công việc được giao
- Động lực: Mong muốn, động lực hoặc thúc đẩy bạn thực hiện một hành động nhất định
Thông qua các phương diện này, bạn có thể hoàn thiện phong cách cá nhân và có cách làm việc hiệu quả hơn. Dưới đây là ba phong cách lãnh đạo phổ biến, tìm hiểu nó và bạn có thể xác định phong cách của chính bản thân mình.
3 Phong cách lãnh đạo thường gặp
Một trong những nhân tố xây dựng nên phong cách lãnh đạo là tạo ra dấu ấn riêng của nhà lãnh đạo. Chia thành 3 phương thức chính:
1. Khả năng tiếp cận
Trở thành một nhà lãnh đạo gần gũi có nghĩa là bạn thể hiện được sự cởi mở và đồng cảm trong các mối quan hệ đồng nghiệp.
Phong cách lãnh đạo này đòi hỏi trí tuệ xúc cảm cao, hoặc khả năng hiểu và quản lý cảm xúc của bạn, cũng như của những người khác. Theo nhà EQ TalentSmart, trí tuệ xúc cảm là yếu tố dự báo hiệu suất nơi làm việc, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bạn trau dồi kỹ năng được đánh giá cao này.
2. Sự tin tưởng của cấp dưới
Sự tin tưởng được xây dựng bởi năng lực, sự khiêm tốn và nhiệt huyết của nhà lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo đáng tin cậy có thể thiết lập một chiến lược cho doanh nghiệp và định hướng để nhân viên cùng thực hiện.
Phong cách lãnh đạo này sẽ tạo niềm tin giữa bạn và nhân viên. Đồng thời, nó cũng đòi hỏi sự quyết đoán của nhà lãnh đạo, ngay cả khi phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn. Thể hiện năng lực giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi và cùng nhân viên xây dựng, phát triển doanh nghiệp.
3. Tham vọng
Tham vọng của nhà lãnh đạo là khao khát đạt được sự tín nhiệm từ cấp trên và sự thăng tiến trong công việc. Sự thăng tiến là nỗ lực theo đuổi mục tiêu đề ra. Trong khi niềm tin là khả năng tạo ra cảm giác tin tưởng và tự tin vào những gì có thể đạt được.
Một nhà lãnh đạo khao khát mang lại những điều tốt nhất ở cả bản thân họ và những người khác. Thông qua việc trao quyền cho nhân viên và nuôi dưỡng sự phát triển của họ, bạn có thể nuôi dưỡng một đội ngũ có hiệu suất cao để đạt được mục tiêu của tổ chức.
Cách xác định phong cách lãnh đạo
1. Xây dựng ý thức tự giác
Trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả bắt đầu từ việc hiểu chính mình. Thông qua sự phản ánh chân thật và tự đánh giá, sử dụng các công cụ như bài kiểm tra Myers-Briggs hoặc phương thức tương tự, bạn có thể hiểu sâu hơn về điểm mạnh và điểm yếu của mình và tự nhận thức khả năng bản thân.
Nghiên cứu cho thấy rằng các nhà lãnh đạo có trình độ cao sẽ nhận thức được vai trò của họ, các mối quan hệ và áp lực xung quanh công việc.
Hãy xem xét đánh giá từ đồng nghiệp, cởi mở quan điểm về xu hướng lãnh đạo của bạn để bạn có thể xác định các khía cạnh để cải thiện và phát triển bản thân.
2. Xem xét chức năng cốt lõi của nhà lãnh đạo
Kiểm tra các chức năng lãnh đạo của bạn là phương diện thứ hai trong ba phương diện để phát triển phong cách cá nhân của bạn. Trong nguyên tắc lãnh đạo, có 2 nhóm để đánh giá chức năng của nhà lãnh đạo:
- Cấu trúc và định hướng: những hành động nhằm thúc đẩy người khác và truyền đạt rõ ràng các nhiệm vụ cần thực hiện
- Hỗ trợ và định hướng: những hành động bạn thể hiện để tập trung và hướng dẫn mọi người thực hiện
Điều quan trọng là sử dụng tự đánh giá để xác định bạn thuộc nhóm nào. Kiến thức này có thể cho phép bạn điều chỉnh cách tiếp cận lãnh đạo của mình với các thách thức kinh doanh khác nhau và tìm ra chức năng nào bạn nên củng cố để có hiệu quả hơn trong vai trò của mình.
3. Hiểu động lực của bạn
Tạo động lực cho các thành viên và giúp họ thành công là chìa khóa để trở thành một nhà lãnh đạo. Nhưng điều quan trọng nhất là bạn cũng phải hiểu động lực nào khiến bản thân muốn hoàn thành tốt công việc.
Trong việc kiểm tra động lực của bạn với tư cách là một nhà lãnh đạo, hãy xem xét những phần thưởng bên ngoài có thể kích thích bạn, chẳng hạn như tiền lương và đặc quyền. Nắm bắt các hình thức động lực vô hình là tốt, chẳng hạn như ý thức thuộc về tổ chức của bạn hoặc cơ hội tham gia các dự án mới và thú vị.
Hiểu được động lực làm việc, bạn có thể khai thác tiềm năng ở nhân viên, khích lệ họ phát triển và dám đương đầu với thách thức.
Xác định và hoàn thiện phong cách lãnh đạo cá nhân là một quá trình. Bằng cách hiểu các cách tiếp cận phổ biến để lãnh đạo, tự đánh giá và thu thập thông tin phản hồi từ đồng nghiệp, bạn có thể tự đánh giá bản thân và tiếp tục học hỏi và phát triển phong cách lãnh đạo cá nhân.