5 Lỗi sai thường gặp khiến bạn mất điểm khi phỏng vấn
Phỏng vấn luôn là cơ hội để bạn thể hiện năng lực và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Tuy nhiên, đây cũng là lúc ứng viên dễ mắc phải một số sai lầm, điều đó ảnh hưởng đến kết quả tuyển dụng của bạn.
Sau đây, ISB Insight sẽ chỉ ra 5 Lỗi sai thường gặp mà bạn mất điểm khi phỏng vấn.
Nội dung
1. Không chuẩn bị kỹ lưỡng
Nếu bạn đến tham dự buổi phỏng vấn mà không tìm hiểu trước về công ty, bạn sẽ không có động lực để trả lời những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đặt ra. Việc chủ động tìm hiểu về công ty thể hiện rằng bạn thực sự coi trọng công việc này và mong muốn gắn bó với công ty.
Do đó, trước khi phỏng vấn bạn nên tìm hiểu trước về tổ chức, văn hóa công ty. Dành thời gian để xem qua thông tin của công ty trên website hay các trang mạng xã hội.
Nếu đó là một công ty lớn hơn, hãy đọc thêm một số thông tin trên báo chí để biết các sự kiện lớn trong năm vừa qua và tìm cách hỏi về sự kiện đó trong buổi phỏng vấn.
Hay khi phỏng vấn ở tập đoàn đa quốc gia, bạn có thể tham khảo một số bài phân tích về doanh nghiệp. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và những lợi thế của doanh nghiệp trong thị trường hiện tại.
Nắm được những thông tin kể trên, bạn như trang bị cho mình những “vũ khí” sẵn sàng trước mọi câu hỏi từ nhà tuyển dụng. Đó cũng là cách tạo ấn tượng tốt và nâng cao khả năng trúng tuyển cho bạn.
2. Đặt vấn đề lương và phúc lợi quá vội vàng
Phỏng vấn chính là thời điểm thích hợp để ứng viên tham khảo về mức lương thỏa thuận với công ty nhưng đó có thể là một câu hỏi sai lầm khi bạn đặt vấn đề quá sớm hoặc hấp tấp khi chưa tìm hiểu kĩ càng.
Điều này dễ tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng rằng bạn chọn công việc này chỉ vì mức lương hấp dẫn hoặc bạn quan tâm lương thưởng nhiều hơn là đam mê hay yêu thích vị trí ứng tuyển.
Khi vấn đề lương bổng khiến không khí buổi phỏng vấn trở nên căng thẳng, bạn hãy nhanh chóng cứu vãn bằng cách thể hiện sự hào hứng và phấn khích với vị trí ứng tuyển này, đồng thời bày tỏ quan điểm rằng bạn chỉ đang đảm bảo quyền lợi cho cá nhân mình chứ không bao gồm mục đích nào khác.
3. Thể hiện rằng công việc này hỗ trợ cho sự nghiệp của bạn
Bạn không nên thể hiện quá nhiều về bản thân trong sơ yếu lý lịch hay trong buổi phỏng vấn. Điều đó nghe có vẻ vô lý, bởi lẽ sơ yếu lý lịch như gương mặt đại diện cho bạn, tuy nhiên bạn nên để ý phần “Mục tiêu”.
Tránh đặt mục tiêu quá nhiều về bản thân như “Tôi mong muốn làm việc tại công ty nơi mà tôi có thể phát triển kỹ năng trong Marketing và sau này tôi có thể trở thành trưởng phòng.”
Thật ra, công ty không quan tâm đến điều đó, điều họ cần biết là bạn có thể đóng góp như thế nào cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Bạn nên đặt Mục tiêu hướng về doanh nghiệp, thay vì viết “Tôi mong muốn năng lực bản thân có thể giúp cho phòng Marketing ngày càng phát triển và góp phần giúp doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.”
Việc thay đổi Mục tiêu cũng khiến bạn có ấn tượng tốt hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Và dĩ nhiên, nếu bạn có thể hoàn thành tốt công việc được giao, bạn sẽ nhanh chóng nhận được sự thăng tiến.
4. Quên gửi lời cảm ơn sau khi phỏng vấn
Email cảm ơn không chỉ thể hiện thái độ lịch sự, mức độ quan tâm của bạn đối với vị trí dự tuyển mà còn là cách để tạo được ấn tượng tốt với Nhà tuyển dụng. Đây cũng là cách “nhắc khéo” nhà tuyển dụng “Đừng quên tôi!”.
Khi bạn gửi một lời cảm ơn chân thành, bạn có thể nhận được đánh giá từ nhà tuyển dụng. Những điều đó có thể giúp bạn cải thiện và làm nổi bật bản thân hơn ở những buổi phỏng vấn sau.
Ngay cả khi, lời cảm ơn của bạn không được như những ứng viên khác, bạn cũng được đánh giá cao hơn so với những ứng viên quên làm điều này.
5. Không trả lời câu hỏi cụ thể
Có thể bạn đã từng nghe nói rằng nên cụ thể hóa sơ yếu lý lịch của mình thông qua các con số. Thay vì bạn nói rằng “Cải thiện quy trình xử lý hóa đơn” bạn có thể cụ thể hóa bằng cách nói “Giảm bớt 12% chi phí xử lý hóa đơn, tiết kiệm 50.000$”.
Những con số cụ thể sẽ giúp những điều bạn nói trở nên đáng tin cậy. Ngoài việc có số liệu trong tầm tay, hãy nhớ giải thích rõ ràng những gì bạn đã làm để đưa ra kết quả đó.
Trên đây là những lỗi mà có thể ít nhiều bạn đã từng gặp qua. Ghi nhớ những lỗi trên để tránh mất điểm khi phỏng vấn và bạn sẽ có được công việc như ý!