EVP là gì? 5 bước xây dựng EVP cho doanh nghiệp
Tất cả các doanh nghiệp/tổ chức đều muốn chiêu mộ được những cá nhân xuất sắc nhất, nhưng bao nhiêu trong số ấy có thể làm được? EVP chính là câu trả lời cho vấn đề nan giải đó.
EVP là gì?
EVP (Employee Value Proposition) nghĩa là định vị giá trị nhân viên, một khái niệm cơ bản trong thương hiệu tuyển dụng (employer branding).
Mặc dù EVP và thương hiệu nhà tuyển dụng là các thực thể riêng biệt, nhưng về bản chất chúng được kết nối với nhau. Đó như một thanh nam châm thu hút các “tân binh” tiềm năng trong tương lai và tạo động lực gắn kết lâu dài cho nhân viên hiện tại.
EVP song song với thương hiệu nhà tuyển dụng sẽ là yếu tố quyết định giữ lại hoặc mất tài năng trong một doanh nghiệp. Nói một cách ngắn gọn, doanh nghiệp cần phải giúp các nhân viên tương lai trả lời được câu hỏi “Tại sao tôi nên làm việc ở đây?”.
6 bước để xây dựng EVP hiệu quả
Bước 1: Phân tích dữ liệu
Trước khi bắt tay vào xây dựng EVP, hãy suy nghĩ về EVP từ quan điểm của một nhân viên hoặc người nộp đơn để đánh giá lại một lượt các chế độ mà doanh nghiệp đang áp dụng với nhân viên trong hiện tại.
Tiếp theo, hãy ngồi nghĩ liệu những lợi ích này có đáp ứng được nhu cầu của ứng viên tiềm năng hay không. Với những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cộng đồng, ứng viên có thể quan tâm hơn tới lịch sử thành lập và tầm nhìn, sứ mệnh doanh nghiệp.
Trong khi với một doanh nghiệp công nghệ, EVP có thể phải nghiêng về bên lợi ích hữu hình nhiều hơn – như là trang thiết bị mà doanh nghiệp cung cấp, nền tảng công nghệ hiện đại nhất, phần mềm quản lý công việc chuyên nghiệp nhất, những ngôn ngữ lập trình tiên tiến nhất…
Bước 2: Nghiên cứu
Giai đoạn thứ hai là xem xét và mổ xẻ tất cả các dữ liệu bạn hiện có. Điều này có thể bao gồm sự tham gia của nhân viên để hiểu rõ hơn điều mà ứng viên tiềm năng muốn và cần, hãy thực hiện một vài cuộc nghiên cứu.
Có thể bắt đầu bằng việc phân tích dữ liệu sẵn có của doanh nghiệp, có thể là các cuộc khảo sát đã hoặc đang được thực hiện, dữ liệu ứng viên mà phần mềm tuyển dụng lưu trữ…
Nếu bạn không có sẵn nhiều dữ liệu, hãy nghĩ đến việc sử dụng công cụ tạo online để khảo sát nội bộ hoặc thực hiện phỏng vấn theo nhóm. Hãy hỏi nhân viên xem họ thích nhất điều gì ở doanh nghiệp và họ mong muốn cải thiện điều gì. Một số câu hỏi mà bạn có thể đưa ra cho nhân viên khi nghiên cứu:
- Trên thang điểm 10, bạn đánh giá độ hài lòng của mình khi làm việc tại doanh nghiệp là bao nhiêu?
- Chế độ nào mà bạn cảm thấy giá trị nhất khi nhận được?
- Chế độ nào mà bạn sử dụng nhiều nhất?
- Những chế độ mà bạn nhận được có đáp ứng kì vọng của bạn không? Hãy đánh giá trên thang điểm 10.
- Bạn có sẵn lòng giới thiệu ứng viênlà bạn bè và người thân tới làm việc tại doanh nghiệp không? Tại sao có? Tại sao không?
Điều cuối cùng của bước này là nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Nếu EVP của bạn cũng đang tương tự của họ, ứng viên sẽ không thấy ấn tượng với doanh nghiệp.
Hãy tạo ra sự khác biệt để biến doanh nghiệp của bạn thành nơi làm việc lý tưởng. Bạn có thể nghiên cứu đối thủ bằng cách xem website tuyển dụng và bài đăng của họ, hoặc hỏi chuyện nhân viên nào đó trước kia đã từng làm cho doanh nghiệp đối thủ.
Bước 3: Phân tích nghiên cứu và xây dựng EVP
Ở bước này, hãy đào sâu hơn vào kết quả nghiên cứu bằng cách hỏi ý kiến của những người có tiếng nói trong doanh nghiệp, ví dụ như các các cổ đông lớn. Bạn sẽ quyết định được chế độ và lợi ích nào là quan trọng nhất đối với doanh nghiệp.
Việc gặp gỡ quản lý các cấp thấp hơn cũng giúp bạn xác nhận lại các chế độ đã tìm hiểu được ở Bước 2. Đây là bước quan trọng nhất trong việc phát triển EVP của bạn và cần có sự tham gia của các bên liên quan như quản lý cấp cao, nhân sự, marketing và quan trọng nhất là nhân viên hiện tại và tương lai.
Một số câu hỏi mà bạn có thể đưa ra cho các cấp quản lý:
- Chế độ và lợi ích nào mà nhân viên của chúng ta đang tận dụng và trân trọng nhiều nhất?
- Chế độ và lợi ích nào mà ứng viên tiềm năng của chúng ta muốn và cần nhất?
- Đâu là những lý do khiến nhân viên thích làm việc cho doanh nghiệp chúng ta?
- Làm việc cho doanh nghiệp chúng ta khác với làm việc cho các doanh nghiệp khác như thế nào?
- Làm thể nào để giữ cho nhân viên luôn hài lòng?
- Chế độ và lợi ích nào của doanh nghiệp dễ thu hút ứng viên nhất?
Bước 4: Thực thi
Sau khi đã xây dựng được EVP dành riêng cho doanh nghiệp, đây chính là lúc công bố nó với các ứng viên tiềm năng và nhân viên hiện đang làm việc cho doanh nghiệp.
Hãy đưa EVP vào trong quá trình tuyển dụng: đăng trên website của doanh nghiệp, trang fanpage, Linkedin, đưa vào bài đăng và video…
Ngoài ra, hãy áp dụng nó vào trong mỗi giai đoạn của quy trình tuyển dụng, từ lúc phỏng vấn ứng viên, giai đoạn on-boarding, làm chính thức, thăng tiến, và xây dựng mối quan hệ với nhân viên.
Bạn cũng có thể đưa EVP vào trong nội dung marketing của doanh nghiệp, như là trong các thông cáo báo chí về sự kiện của doanh nghiệp.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đưa ra EVP lúc nhân viên nghỉ việc thông qua cuộc trò chuyện thân mật với họ và các email giữ liên lạc. Bởi lẽ, nếu nhân viên nghỉ việc với tâm thái tích cực, rất có thể họ sẽ giới thiệu EVP của doanh nghiệp cho nhiều ứng viên tiềm năng khác và khuyến khích họ ứng tuyển.
Bước 5: Sửa đổi
EVP muốn hiệu quả thì luôn cần được sửa đổi để phù hợp với môi trường và thời đại. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp sửa đổi EVP hàng năm để mang lại chế độ đãi ngộ tốt nhất cho nhân viên.
Để làm được điều này, hãy thực hiện khảo sát nội bộ định kỳ hàng năm để đo độ hiệu quả của EVP và xem bạn cần thay đổi điều gì. Hành động này cũng sẽ giúp duy trì sự minh bạch trong quản lý và giữ mối quan hệ với nhân viên.
Và cuối cùng, xây dựng các phương pháp để đo EVP bằng cách kết hợp nó vào các cuộc khảo sát nhân viên. Điều này sẽ giúp bạn chứng minh giá trị của EVP với tổ chức của mình.
Source: Tổng hợp Internet