Ngành Big Data và 3 lý do bạn nên lựa chọn nhảy việc sang
Ngày nay, Dữ liệu được tạo ra đã đạt đến các mức từ petabyte trở lên, quy mô lớn khó kiểm soát. Lĩnh vực công nghệ và Big Data đã đang mở rộng và phát triển từng ngày. Dưới đây là 3 lý do hàng đầu sẽ cho bạn biết rằng đây là thời điểm thích hợp để chuyển đổi nghề nghiệp và bắt đầu học ngành Big Data.
Nội dung
Hướng đến nguồn kiến thức mới, dẫn đầu xu hướng toàn cầu của Big Data
Có rất nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung và Big Data nói riêng. Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc có mức cạnh tranh năng lực không quá cao, Big Data hiện nay có thể là một lựa chọn đúng đắn.
Ngành Big Data vẫn là một khái niệm – ngành học mới mẻ đối với thị trường việc làm tại Việt Nam. Bạn không phải cạnh tranh quá nhiều, ngay cả khi bạn không xuất thân từ ngành này.
IBM cũng đã đã thực hiện Chuyển đổi mô hình và giới thiệu Trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây trong cơ chế của mình. Ngoài ra, một thỏa thuận trị giá 15,3 tỷ USD đã thực hiện và một sự thay đổi đối với các công nghệ tiên tiến như Data Science và Big Data đã diễn ra.
Quan tâm về mức lương trong ngành Big Data
Bạn có đang làm công việc mà trên thị trường có xu hướng “bão hòa” về nhân lực, vật lực? Mức lương vị trí hiện tại không phù hợp với cuộc sống của bạn?
Nếu bạn xem xét nhiều yếu tố để thấy rằng sự nghiệp của bạn trong ngành việc hiện tại không phát triển (ít nhất trong tương lai gần) và dễ thấy nhất, tiền lương của bạn mãi đình trệ – hãy nghĩ đến việc chuyển ngành.
Một công việc tốt sẽ cho bạn thấy cơ hội thăng tiến và phát triển về nhiều mặt. Mức lương công việc không tăng có thể do 2 lý do:
- Bản thân bạn không tìm được con đường phát triển kỹ năng đúng đắn
- Công ty bạn đang làm việc đang đình trệ kinh doanh, hoặc không chia sẻ lợi nhuận với bạn
Nếu ở lý do thứ 2, bạn có thể tìm đến một công ty khác, cùng vị trí nhưng với mức lương tốt hơn. Tuy nhiên, mọi việc không đơn giản như vậy. Nếu nguyên nhân bắt đầu từ chính bản thân bạn không nhìn thấy tương lai của mình thuộc về công việc hiện tại, đây là lúc để bạn suy nghĩ về việc chuyển sang ngành khác. Đơn cử là ngành Big Data.
Với ngành Big Data, cơ hội nghề nghiệp mở rộng cho tất cả mọi người. Mức lương trung bình của người mới bắt đầu trong ngành Big Data là vào khoảng hơn 16,000 đô-la Mỹ một năm. Nếu là chuyên gia trong lĩnh vực Hadoop và Spark, bạn có thể đạt đến mức lương cao hơn.
“Simple can be harder than complex: You have to work hard to get your thinking clean to make it simple. But it’s worth it in the end because once you get there, you can move mountains. ”
Tạm dịch:
“Sự đơn giản đôi khi đòi hỏi cao hơn cả phức tạp: Bạn phải suy nghĩ nhiều hơn để mọi thứ tinh giản nhưng đúc kết. Chạm đến được “cảnh giới” đó, bạn sẽ phải vượt qua nhiều đỉnh cao thử thách khác nhau”.
Tìm kiếm thách thức mới cho bản thân
- Có bao giờ bạn cảm thấy mình giống như một chú cá vàng đang mắc kẹt trong chiếc bể?
- Xung quanh bạn chỉ là công việc, mọi thứ bên ngoài mà người khác làm đều có thể thu hút bạn, trừ công việc mà bạn đang làm?
Hay bạn cũng chán nhìn hình ảnh mình lặp lại những công việc giống nhau mỗi ngày, không có gì đổi mới?
Ngành Big Data sinh ra cho những người thích thử thách bản thân, mong muốn tìm ra nhiều điều mới hơn mỗi ngày. Các xu hướng thay đổi liên tục sẽ luôn giúp bạn có động lực để khám phá một cái gì đó mới, để tìm hiểu thêm và thực hiện tốt nhất công việc của bản thân.
Ngoài ra, nó thúc đẩy người đó đẩy ranh giới và đưa ra những điều tốt nhất mỗi ngày.
Ngành Big Data sinh ra cho những người thích thử thách bản thân, mong muốn tìm ra nhiều điều mới hơn mỗi ngày. Các xu hướng thay đổi liên tục sẽ luôn giúp bạn có động lực để khám phá một cái gì đó mới, để tìm hiểu thêm và thực hiện tốt nhất công việc của bản thân
Nhiều nhân viên Big Data rất tự tin vào kỹ năng của mình, từ đó, họ yêu công việc hơn. Họ biết rõ những điều mình làm sẽ mang đến lợi ích cho ngành bán lẻ, nông nghiệp hay bảo vệ môi trường bằng Big Data.
Kết
Công việc cũng như người yêu. Nên chọn người yêu mình, công việc mà mình giỏi nhưng cũng không quá yêu thích; hay chọn người mình yêu – một công việc mà mình đam mê, nhưng lại không quá xuất sắc trong lĩnh vực đó.
Nếu bạn đang nghi ngờ về công việc mình đang làm thì có thể bạn đang không ở đúng nơi. Nhiều người thường cố gắng thỏa hiệp với vị trí công việc hiện tại và không muốn thoát ra khỏi vùng an toàn. Thế nhưng, về lâu dài, bạn sẽ mất dần động lực làm việc.
Một lời khuyên bạn nên làm theo là, hãy lắng nghe trái tim của bạn trước rồi mới đến bộ não của bạn. Một người thực sự yêu công việc sẽ không bao giờ gặp phải nỗi lo về deadline hay phê bình của sếp trước mặt đồng nghiệp.
Ngược lại, nếu bạn đang gặp phải những nỗi lo đó, bạn chưa thể tập trung vào công việc 100%. Việc mất đi sự cân bằng trong công việc cũng là dấu hiệu để bạn biết mình nên cân nhắc tiếp tục, hay lựa chọn một hướng đi mới.